Cát san lấp là gì ?
Cát san lấp là loại cát xây dựng thường được dùng để nâng nền, san lấp nền, mặt bằng để thi công xây dựng.Loại cát này có nguồn gốc từ sông và biển, thường có tạp chất ở hạn mức từ 10% đến 15%.Cát lấp là lớp đệm cho các nền đất yếu như đất sét nhão, đất cát pha, than bùn…
Cát san lấp là loại cát có vai trò quan trọng trong thi công xây dựng, nó như lớp đệm làm tăng độ cứng, độ đàn hồi và vững chắc cho nền
Lưu ý khi sử dụng cát lấp:
Cần lưu ý một số đặc điểm sau để cát phát huy tác dụng tốt nhất:
- Chiều dày các lớp đất yếu này phải nhỏ hơn 3 mét
- Người ta thường sử dụng cát đen làm cát san lấp mặt bằng và để tăng hiệu quả của lớp cát nền, người ta thường loại bỏ lớp đất yếu ở phía trên và thay vào đó bằng lớp cát hạt trung, hạt thô, sau đó tiến hành đầm chặt.
- Không nên sử dụng cát vàng để san lấp nên, mặt bằng, vì giá cát vàng mắc gây lãng phí không cần thiết
- Không dùng cát san lấp nếu nền đất có mực nước ngầm cao (vì phải hạ mực nước ngầm (tốn kém) và đệm cát kém ổn định)
Lơi ích khi dùng cát lấp cho công trình
- Trong thi công san lấp mặt bằng xây dựng, người ta dùng cát lấp (cát đen) phủ lên bề mặt nền, thay thế cho lớp đất yếu và dễ bị lún. Vì cát sẽ được nén chặt nên có tác dụng tăng lực ma sát, giảm khả năng trơn trượt, đồng thời tăng tính ổn định cho công trình.
- Để tăng nhanh thời gian ổn định về độ lún cho công trình và tăng nhanh quá trình cố kết của đất nền, người ta thêm một lớp cát đen san lấp (chứ không dùng đất hoặc vật liệu khác)
Tiêu chuẩn cát san nền, mặt bằng công trình
- Có rất nhiều người hỏi về tiêu chuẩn cát lấp mặt bằng, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại chưa có một quy định tiêu chuẩn cụ thể nào của cơ quan có thẩm quyền dành cho cát dùng trong thi công san lấp nền hay mặt bằng công trình.
- Hiện nay, việc xác định tiêu chuẩn cát san lấp sẽ được tính toán, thí nghiệm dựa trên các yếu tố kĩ thuật trong san lấp.Ngoài ra chúng ta cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn cát xây dựng chung cho loại cát này.
- Đối với cát xây nhà, cát tô tường, cát đổ bê tông, …là các loại cát sạch, độ pha lẫn tạp chất, khoáng vật ít và nằm trong mức cho phép cụ thể theo quy định.Riêng cát san lấp thì mức độ pha lẫn tạp chất cao hơn, đồng thời không đòi hỏi quá khắt khe về những yêu cầu kĩ thuật cụ thể.
- Quá trình khai thác, sản xuất cát lấp cũng đơn giản hơn, không phải trải qua các khâu kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt như cát xây tô, cát bê tông. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chất lượng công trình thì bất kỳ loại cát xây dựng nào trước khi đưa vào sử dụng cần phải được kiểm tra để xác định thành phần và tính chất cơ lý của chúng.
- Thực tế, khi thi công san lấp công trình, tùy vào yêu cầu của từng công trình cụ thể.Các kỹ sư sẽ đưa ra những khảo sát, tính toán khi lựa chọn cát san lấp sao cho đúng kĩ thuật và phù hợp nhất với đặc điểm, yêu cầu và ngân sách(Trong trường hợp này, cát lấp khi được khai thác cũng cần phải được kiểm định, thí nghiệm kĩ lưỡng đảm bảo đúng tiêu chuẩn trước khi đưa vào sử dụng)